CÁC BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY TRỒNG DO NẤM GÂY RA

Cho đến nay, hơn 19,000 loại nấm được biết là tác nhân gây bệnh cho cây trồng trên toàn thế giới. Chúng có thể ở dạng tiềm sinh trên cả mô thực vật sống và chết cho đến khi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Một số loại nấm có thể phát triển bên trong mô thực vật chủ. Bào tử nấm dễ dàng phân tán bởi gió, nước, đất, côn trùng và động vật. Bằng cách này, chúng có thể xâm nhập toàn bộ vụ mùa, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất [1].

Nấm gây bệnh cho cây trồng phổ biến như thán thư [anthracnose], đốm đen [black spot], rỉ sắt [rust], héo [wilt], bạc lá [blight], cuộn xoắn [coils], ghẻ [scab], nốt sần [gall], loét [canker], chết rạp [damping-off], thối rễ [root rot], mốc [mildew], và chết [dieback]. Cây bệnh bị thiệt hại nghiêm trọng về năng suất, chất lượng, đồng thời làm giảm giá thương phẩm [1-2].

Bệnh thán thư [Anthracnose]

Bệnh thán thư gây ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng ở khu vực nhiệt đới, được tìm thấy trên rất nhiều loài cây bao gồm cây hằng năm và cây lâu năm. Bệnh thán thư gây héo và chết các mô. Nó thường lây nhiễm vào các chồi và lá đang phát triển, tác nhân thường là Colletotrichum hoặc Gloeosporium, chúng có đặc điểm tạo ra bào tử ở dạng quả nhỏ, trũng, hình đĩa được gọi là acervuli.

Biểu hiện bệnh thán thư trên một số loại cây trồng.

Các triệu chứng bao gồm các đốm trũng hoặc vết thương (bạc lá) có nhiều màu sắc khác nhau trên lá, thân, quả hoặc hoa và một số bệnh nhiễm trùng tạo thành vết loét trên cành. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào cả tác nhân gây bệnh và loài bị nhiễm bệnh có thể dao động từ mức độ nặng cho đến chết [3].

Héo vàng [Fusarium wilt]

Héo vàng là bệnh phổ biến trên nhiều loại cây trồng, do Fusarium oxysporum gây ra. Bệnh lây nhiễm trên hàng trăm loài thực vật, bao gồm các loại cây lương thực quan trọng về mặt kinh tế như khoai lang, cà chua, các loại đậu, dưa và chuối (còn được gọi là bệnh Panama).

F. oxysporum phát triển mạnh ở nhiệt độ đất trên 24°C và có thể sống vô thời hạn trong đất mà không cần tiếp cận với cây ký chủ còn sống. Cây bị nhiễm bệnh thường còi cọc; lá chuyển sang màu xanh nhạt đến vàng, sau đó héo, chết và rụng dần lên từ gốc thân. Các vệt đen xuất hiện trong mô mạch gỗ của rễ và thân dưới, rễ có thể bị thối rữa. Cây con bị nhiễm bệnh có triệu chứng héo và chết [4].

Biểu hiện bệnh héo vàng trên một số cây trồng

Sự lây lan của mầm bệnh có thể được kiểm soát phần nào bằng cách sử dụng hạt giống sạch và loại bỏ các mô thực vật bị nhiễm bệnh khỏi khu vực. Đôi khi bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc diệt nấm trong đất, mặc dù một số chủng đã phát triển tính kháng thuốc. Với tuổi thọ của nó, luân canh cây trồng nói chung là không hiệu quả [5].

Bệnh Sương mai (còn có tên khác là bệnh Mốc sương hay Tàn rụi muộn) [Late blight]

Bệnh sương mai, thường xuất hiện trên cây khoai tây và cà chua do Phytophthora infestans gây ra. Bệnh xảy ra ở những vùng ẩm ướt với nhiệt độ dao động từ 4 đến 29°C. Cây khoai tây hoặc cà chua bị nhiễm bệnh có thể bị thối trong vòng hai tuần.

Cây bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các vùng tròn hoặc có hình dạng không đều, có màu từ xanh đậm đến đen tía (giống như vết thương do sương giá), nằm trên lá, cuống lá và thân. Sự phát triển màu trắng của các cấu trúc tạo bào tử có thể xuất hiện ở rìa vết bệnh trên bề mặt dưới lá. Củ khoai tây bị thối sâu tới 15 mm. Nấm và vi khuẩn thứ cấp (đặc biệt là loài Erwinia) thường xâm nhập vào củ khoai tây và gây ra sự thối rữa dẫn đến tổn thất lớn trong quá trình bảo quản, vận chuyển và thương mại [6].

Biểu hiện bệnh sương mai trên một số cây trồng

Phytophthora tồn tại được trong nông sản sau thu hoạch, ngoài đồng và cả cây trong nhà kính. Cả bào tử hữu tính và bào tử vô tính đều được gió phát tán đến các cây gần đó. Sự lây nhiễm có thể xảy ra trong vòng vài giờ. Ở nhiệt độ dưới 15°C, bào tử nảy mầm bằng cách tạo ra các bào tử động bao bọc và sau đó tạo thành ống mầm trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm nhất định.

Mặc dù dịch bệnh có thể xảy ra nhanh chóng, bệnh có thể được kiểm soát một phần bằng cách sử dụng thuốc diệt nấm kịp thời. Do các bào tử trứng có thành dày và có thể tồn tại trong đất nhiều mùa nên khó có thể loại trừ được bệnh này [7].

Đốm đen [Black spot]

Bệnh đốm đen là bệnh phổ biến ở nhiều loại thực vật do loài vi khuẩn Pseudomonas hoặc bởi bất kỳ loài nấm nào thuộc chi Asterina, Asterinella, Diplotheca, Glomerella, Gnomonia, Schizothyrium, PlacosphaeriaStigmea [8]. Nhiễm nấm xảy ra trong môi trường ẩm và xuất hiện dưới dạng các đốm đen tròn hoặc không đều trên lá và đôi khi trên cuống lá, thân và các bộ phận hoa của cây.

Bệnh đốm đen trên hoa hồng là một bệnh phổ biến nghiêm trọng do nấm Diplocarpon rosae gây ra. Các đặc điểm bệnh phổ biến gồm đốm có hình tròn và đường kính lên tới 1 cm với rìa. Lá ở những giống mẫn cảm chuyển sang màu vàng và rụng sớm. Cây bị ảnh hưởng có thể rụng lá hai lần trong một mùa, bị suy yếu rất nhiều, ra hoa ít hơn và kém hơn, đồng thời dễ bị loét và bệnh chết mùa đông.

Biểu hiện Bệnh đốm đen trên một số loại cây trồng

Bào tử được hình thành trong các cấu trúc quả có kích thước hạt nhỏ (acervuli) và phát tán nhờ mưa, sương và người làm vườn. Bào tử nảy mầm và xâm nhập vào mô hoa hồng trong thời gian từ 9- 18 giờ hoặc lâu hơn. Đốm lá mới xuất hiện sau 3 đến 16 ngày và bào tử sau 10 đến 18 ngày. Chu kỳ có thể được lặp lại trong suốt mùa sinh trưởng [9].

Bệnh phấn trắng [Powdery Mildew]

Bệnh phấn trắng là bệnh hại cây trồng phổ biến trên toàn thế giới gây ra sự phát triển dạng bột trên bề mặt lá, chồi, chồi non, quả và hoa. Tác nhân gây bệnh: nhiều loài nấm chuyên biệt thuộc chi Erysiphe, Microsphaera, Phyllactinia, Podosphaera, Sphaerotheca và Uncinula. Hàng trăm loài cây, cây bụi, dây leo, hoa, rau, trái cây, cỏ, cây trồng và cỏ dại có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh phấn trắng [10].

Sự xuất hiện của bột màu trắng là do số lượng lớn bào tử nhỏ [conidia] sinh ra thành chuỗi. Những bào tử này phát tán nhờ gió, không cần nước để nảy mầm và lây nhiễm. Conidia mới có thể được phát triển sau 3 đến 14 ngày. Nếu bệnh nặng, các bộ phận của cây bị nấm mốc có thể bị còi cọc, biến dạng, lá chuyển sang màu vàng và khô héo, hoa méo mó hoặc số lượng ít hơn, năng suất và chất lượng quả giảm. Bệnh nghiêm trọng nhất ở những nơi trồng dày, râm mát, kém thoáng khí khi đêm mát mẻ và ngày ấm áp.

Biểu hiện bệnh phấn trắng trên một sồ cây trồng

Khi trưởng thành hoặc vào mùa thu, các đốm đen tròn, là quả thể hữu tính được gọi là cleistothecia, có thể hình thành trong nấm mốc. Vào mùa xuân, cleistothecia nứt ra để giải phóng một hoặc nhiều túi bào tử [asei] chứa bào tử túi thổi vào các bộ phận thực vật gần đó và lây nhiễm [11].

Gỉ sắt [Rust]

Bệnh gỉ sắt do hơn 7.000 loài nấm thuộc ngành Basidiomycota. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế. Biểu hiện bệnh dưới dạng vết loét màu vàng, cam, đỏ, gỉ sắt, nâu hoặc đen trên lá, chồi non và quả. Sự tăng trưởng và năng suất của cây trồng thường giảm, một số cây bị khô héo và chết trở lại [12].

Trong vòng đời của mầm bệnh, gỉ sắt ký sinh trên một loài thực vật (gỉ sét tự thân hoặc đơn tính) hoặc hai loài riêng biệt (gỉ sét dị tính).  Bệnh gỉ sắt không đồng nhất với các dạng bào tử trong vòng đời, bệnh gỉ sắt thân đen [Puccinia graminis] trên lúa mì, các loại ngũ cốc và cỏ khác.

Các bệnh gỉ sắt khác bao gồm bệnh gỉ sắt táo, tuyết tùng [Gymnosporangium juniperi-virginianae], chủ yếu gây bệnh trên cây tuyết tùng đỏ phương Đông và các loài táo [Malus sp.]. Bệnh gỉ sắt thông trắng [Cronartium ribicola] thường gây hại trên cây thông năm lá, các loài nho và quả mận gai chua [Ribes sp.]. Bệnh gỉ sắt [Melampsora medusae] gây bệnh trên cây linh sam [douglas fir]. Bệnh gỉ sắt cũng gây bệnh trên măng tây, đậu, hoa cúc, cà phê và mía.

Biểu hiện gỉ sắt trên một số cây trồng

Bệnh gỉ sắt trắng do một số loài nấm Oomycetes thuộc chi Albugo gây ra, tấn công nhiều loại cây thân thảo. Các vết màu vàng nhạt phát triển trên lá, có màu trắng phấn, sáp, sau đó là vết loét dạng bột, cuối cùng sẫm màu ở mặt dưới lá và các phần trên mặt đất khác. Lá có thể bị héo và chết sớm, thân và các bộ phận của hoa có thể bị sưng và biến dạng, sinh trưởng chậm lại [13].

Thối mốc xám [Botrytis blight]

Bệnh thối mốc xám, thường xuất hiện những vùng ẩm ướt do nấm thuộc chi Botrytis, thường là B. cinerea gây ra. Hầu hết các loại rau, trái cây, hoa và cây thân gỗ đều dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến hoa và nụ, có thể xảy ra trên quả, lá và thân. Bệnh thối mốc xám được đặc trưng bởi các đốm hoặc vết mềm màu nâu được bao phủ bởi nấm mốc và có thể làm cho cây con, chồi non và lá khô héo, xẹp xuống; nụ, hoa và quả bị đốm và thối [14].

Biểu hiện bệnh thối mốc xám trên một số cây trồng

Kiểm soát bệnh bằng cách loại bỏ các bộ phận bị nhiễm bệnh. Giảm nguy cơ bị thối mốc xám bằng việc canh tác thích hợp: khoảng cách phù hợp, bón phân hợp lý. Trái cây và rau quả đã thu hoạch phải được bảo quản ở nhiệt độ gần 0°C và phun thuốc diệt nấm ít nhất hàng tuần [15].

Bài viết của KMVE R&D team. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong bài viết.

Nguồn hình ảnh: IPM Images: The source for agriculture and pest management pictures. (n.d.). https://www.ipmimages.org/index.cfm

Tài liệu tham khảo

[1] Jain, A., Sarsaiya, S., Wu, Q., Lu, Y., & Shi, J. (2019). A review of plant leaf fungal diseases and its environment speciation. Bioengineered10(1), 409–424.

[2] Mapuranga, J., Zhang, N., Zhang, L., Chang, J., & Yang, W. (2022). Infection strategies and pathogenicity of biotrophic plant fungal pathogens. Frontiers in Microbiology13, 799396.

[3] The Editors of Encyclopaedia Britannica. (1998, July 20). Anthracnose | Description, Symptoms, & Control. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/science/anthracnose

[4] The Editors of Encyclopaedia Britannica. (1998, July 20). Fusarium wilt | Description, Symptoms, & Treatment. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/science/fusarium-wilt

[5] The Editors of Encyclopaedia Britannica. (1998, July 20). Fusarium wilt | Description, Symptoms, & Treatment. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/science/fusarium-wilt

[6] The Editors of Encyclopaedia Britannica. (1998b, July 20). Late blight | Description, Symptoms, & Control. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/science/late-blight

[7] Phytophthora infestans (Phytophthora blight). (2022). [Dataset]. In CABI Compendium. https://doi.org/10.1079/cabicompendium.40970Identification of powdery mildew fungi. (n.d.).

[8] The Editors of Encyclopaedia Britannica. (1999, May 27). Black spot | Fungal Infection, Leaf Spot & Blight. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/science/black-spot

[9] Iannotti, M. (2023, March 13). How to treat and prevent black spot on roses. The Spruce. https://www.thespruce.com/black-spot-on-roses-4125530

[10] The Editors of Encyclopaedia Britannica. (1998b, July 20). Powdery mildew | Description, Symptoms, & Control. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/science/powdery-mildew

[11] Identification of Powdery Mildew Fungi. https://www.apsnet.org/edcenter/disandpath/fungalasco/labexercises/Pages/PowderyMildew.aspx

[12] The Editors of Encyclopaedia Britannica. (2023, September 12). Rust | Description, Causes, & Life Cycle. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/science/rust

[13] Bettgenhaeuser, J., Gilbert, B., Ayliffe, M., & Moscou, M. J. (2014). Nonhost resistance to rust pathogens–a continuation of continua. Frontiers in plant science5, 664.

[14] The Editors of Encyclopaedia Britannica. (1998b, July 20). Gray mold rot | Description, Symptoms, & Control. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/science/gray-mold-rot

[15] Carroll, J., & Carroll, J. (2022, November 15). Gray Mold Control: Learn About The Treatment Of Botrytis Blight. Gardening Know How. https://www.gardeningknowhow.com/plant-problems/disease/treating-botrytis-blight.htm

ArrayArray
Array
HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Cộng hưởng để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho Đất mẹ, cho Nhân loại và cho Muôn loài.